Name: Kho Sàn Đẹp Kosago
Location: Hanoi, Vietnam
Web: https://khosandep.vn/
SÀN KHÔNG DẦM LÀ GÌ? CÁC BƯỚC THI CÔNG
Sàn không dầm là gì? Ưu nhược điểm của nó? Các bước thi công như thế nào? Đây là những câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo về sản phẩm ốp sàn nhựa giả gỗ trong nhà tại: https://khosandep.vn/san-nhua-gia-go-trong-nha
Sàn không dầm là gì?
Sàn không dầm là loại sàn không sử dụng các thanh dầm ngang dọc hoặc gọi là sàn bê tông phẳng. Sàn bê tông liên kết trực tiếp hệ cột trụ đỡ của công trình. Vậy nên nó tạo ra được nhiều ưu thế riêng cho mình về đặc tính kỹ thuật.
Ưu điểm và nhược điểm của của sàn bê tông không dầm
Ưu điểm của sàn không dầm
Loại sàn này được ứng dụng rộng rãi tại các nước trong khu vực như là Hongkong, Malaysia, Thái Lan,... Ở Việt Nam, công trình nhà dân thì sàn phẳng được xem là phương pháp thi công mới lạ. Đối với các công trình lớn thì thi công sàn nhà sử dụng khá phổ biến.
- Sàn không dầm tiết kiệm chiều cao so với công trình có hệ sàn dầm truyền thống, giúp giảm chi phí để xây tô và vỏ bao. So với thi công bê tông cốt thép thông thường thì phương pháp này tiết kiệm được vật liệu và tạo được không gian rộng hơn. Ngoài ra giảm thiểu được việc sử dụng vật liệu, máy móc và nhân công, giúp giảm lượng chất thải rắn, giảm tiêu thụ năng lượng và thải CO2 trong quá trình thi công cũng như quá trình vận chuyển.
- Ngoài ra sàn tạo các lớp đệm giúp cách âm và cách nhiệt tốt hơn sàn truyền thống. Nó được sản xuất từ nhựa tái chế và được kiểm định không gây độc hại cho người dùng.
- Loại sàn này thi công tấm sàn phẳng và rỗng theo hai hướng không dầm ít cột và khẩu độ nhịp lớn. Sàn có khả năng áp dụng được cho nhiều loại công trình khác nhau và nó có khả năng tăng cháy nổ.
- Giúp rút ngắn thi công và có thể tiết kiệm được một mức chi phí: Khi thi công, với nhịp lớn thì sàn ứng lực trước sẽ cần ít bê tông hơn, và cho phép tháo cốp pha sớm hơn. Nếu như sàn nhà xây dựng nhanh thì việc hoàn thiện sẽ sớm hơn và đưa công trình vào khai thác sớm hơn. Sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, nhưng chỉ hiệu quả trong nhịp từ 8 đến 12m, kinh tế nhất là nhịp 9m. Với công nghệ sàn rỗng không dầm, thi công tấm sàn tiết kiệm đến 35% lượng bê tông sàn so với loại sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng xuống từ 5-7 ngày, giảm tải trọng bản thân cũng như tải trọng trên phần móng, nhờ đó mà nó giảm được kích thước hệ kết cấu cột, vách và móng.
- Sàn có khả năng chịu động đất tốt. Lực của động đất tác động lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng của cả công trình cùng với cả khối lượng tương ứng với từng cao độ của sàn, tấm sàn phẳng thì chịu được lực theo hai phương ưu điểm là giảm nhẹ trọng lượng bản thân kết hợp với các hệ cột với vách chịu lực trở thành giải pháp hiệu quả để chống động đất.
- Khối lượng của sàn nhẹ nhưng chịu được lực rất lớn, tính vượt nhịp cao, công tác ván khuôn và cốt thép đơn giản.
>>>> Tham khảo bài viết tiêu chí chọn sàn gỗ: https://boosty.to/khosandepkosago/posts/90fb9998-b8d5-4933-93e9-8deae7fde491?share=success_publish_link
Các bước thi công sàn nhà không dầm
Thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rải thép lớp dưới, bởi vì sàn phẳng nên là thép lớp dưới là lưới đều dạng hàn sẵn hoặc lưới buộc.
- Bước 2: Ta đặt panel hình bóng hoặc là hộp được chế tạo tại khu nhà máy và chuyển đến công trình. Panel bằng vật liệu nhựa tái chế nhẹ, nó rất dễ lắp đặt thủ công với tốc độ cao.
- Bước 3: Lắp thép ở lớp trên: thép lớp trên chủ yếu là cấu tạo trong panel, chỉ bổ sung thép gia cường cùng thép mũ cột.
- Bước 4: Thực hiện bước chống nổi: Sử dụng các phụ kiện để chống nổi mục đích ghim panel vào cốp pha mục đích để chống lực đẩy nổi khi đổ bê tông.
- Bước 5: Tiến hành đổ bê tông: Sử dụng các bê tông thông dụng, các phương pháp và quy trình đổ thực hiện như là các công trình khác.
Trên đây là thông tin về sàn không dầm mà các bạn có thể tham khảo. Nếu có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp thì vui lòng liên hệ cho Khosandepkosago để được tư vấn.
Google profile